Di tích cấp quốc gia Nhà_Lớn_Long_Sơn

Một dãy nhà trệt trong Nhà Lớn Long Sơn

Theo quyết định số 1371/QĐ-VH ngày 03 tháng 8 năm 1991, toàn thể khu Nhà Lớn đã được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là di tích Lịch sử-Văn hoá cấp quốc gia.[4]

Xưa nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà Lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu sửa hằng ngày do phiên ngũ (năm người) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.[3]

Hàng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch)[5], Nhà Lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đôngmiền Tây Nam Bộ) về tham dự.

Ngoài ra, mỗi độ xuân về, nhà Lớn lại chuẩn bị những phần quà là sách vở, tặng cho những em học sinh nghèo mà hiếu học và gạo cho những hộ nghèo trong xã...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Lớn_Long_Sơn http://bariavungtau.com/index.php?news=273 http://bariavungtau.com/index.php?news=522 http://bariavungtau.com/index.php?news=57 http://bariavungtau.com/index.php?news=70 http://www.laodong.com.vn/Home/Nha-Lon-Long-Son/20... http://nhandan.com.vn/vanhoa/di-san/item/14849202-... http://baria.baria-vungtau.gov.vn/content/view/104... http://www.tourbalo.vn/pages/KhamphaDiadanh.aspx?i... http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=7... http://vovnews.vn/Home/Nha-Lon-Long-Son-nep-xua-co...